Phát triển Ngư lôi Type 93

Việc phát triển ngư lôi Type 93 (song song với việc phát triển mô hình tàu ngầm sử dụng nó và cả ngư lôi Type 95) bắt đầu vào năm 1928 dưới sự bảo trợ của thiếu tướng hải quân Kishimoto Kaneji và thuyền trưởng Asakuma Toshihide. Vào thời điểm đó kẻ thù mạnh nhất của hải quân Nhật Bản là các hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Học thuyết của hải quân Hoa Kỳ là phỏng đoán một cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Philippines (đây là khu vực thịnh vượng của người Mỹ vào thời điểm đó) để gọi các hạm đội ra chiến tuyến tại vùng biển Thái Bình Dương để chiếm lại Philippines và tiêu diệt các hạm đội Nhật Bản. Trong khi Hải quân Hoàng gia Nhật Bản có ít tàu chiến hơn Hoa Kỳ nên họ quyết định sử dụng các lực lượng nhỏ như tàu tuần dương nhỏ, tàu khu trụctàu ngầm tấn công thọc sườn các hạm đội địch (hầu hết là vào ban đêm) làm giảm đáng kể số lượng của chúng trước khi bước vào trận chiến chính. Sau khi số lương tàu của Hoa Kỳ bị giảm xuống thê thảm thì các tàu chủ lực của hải quân Hoàng gia Nhật Bản sẽ tấn công vào các tàu còn lại trong một trận hải chiến lớn.

Hải quân Đế quốc Nhật Bản dự tính phát triển một loại ngư lôi hạng nặng, lớn và có khả năng hoạt động tầm xa. Một loại ngư lôi mà thậm chí các tàu chiến nhỏ như khu trục hạm cũng có thể làm thiệt hại nặng các tàu chiến cực lớn. Các nghiên cứu Hải quân Hoàng gia Nhật Bản tập trung vào việc sử dụng oxy nén thay cho không khí chỉ có 21% là oxy làm nhiên liệu oxy cho hệ thống đẩy của ngư lôi, với việc gắn thêm hệ thống rãnh dẫn nước làm mát (không những giải quyết được vấn đề bộ phận đẩy trở nên quá nóng kích nổ nhiên liệu mà còn sử dụng hơi nước được tạo ra để đẩy ngư lôi nhanh hơn) khi sử dụng các nhiên liệu đẩy như methanol hoặc êtanol. Oxy nguyên chất có sức mạnh gấp năm lần oxy hóa lỏng bình thường trong cùng một thể tích bình chứa tăng tốc độ đẩy cũng như tầm xa của ngư lôi, cũng như việc giảm ni tơ trong nhiên liệu sẽ làm giảm việc tạo thành cacbon dioxide vốn có khả năng hòa tan trong nước cũng như tạo thành hơi nước sẽ làm giảm việc ngư lôi bị phát hiện với một cái đuôi dài màu xanh phía sau. Tuy nhiên cũng giống với nhiều ngư lôi khác khi bắn vào ban đêm nó không thể tránh được việc phát quang khi đốt cháy nhiên liêu.

Oxy nén khá nguy hiểm khi sử dụng và đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu và phát triển lâu dài, cũng như tổ chức nhiều khóa huấn luyện cho những người sử dụng ngư lôi trên các tàu chiến để có thể sử dụng các ngư lôi này theo cách an toàn nhất có thể. Tuy nhiên các kỹ sư của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản đã tìm được cách khắc phục bằng cách gắn thêm một động cơ nén khí sử dụng không khí nén để bắt đầu đốt nhiên liệu trước khi chuyển sang oxy nén nguyên chất và họ đã tránh được việc nhiên liệu bị đốt một cách không kiểm soát khi vừa được kích hoạt vốn đã gây phát nổ nhiều lần trước đó. Đề che giấu việc sử dụng oxy nguyên chất làm nhiên liệu đẩy cho ngư lôi nếu các ngư lôi này bị kẻ thù vớt lên thùng chứa oxy được ghi là thùng chứa không khí nén phụ. Có thể nói loại ngư lôi sử dụng oxy nén đã được Hải quân Đế quốc Nhật Bản phát triển đầu lần tiên trên thế giới.

Type 93 có tầm hoạt động tối đa là 40 km (khoảng 21,5 hải lý) với tốc độ 38 hải lý (70 km/h) với đầu đạn chứa 490 kg thuốc nổ mạnh. Với khả năng hoạt động xa, tốc độ cao và đầu đạn mạnh chúng là những cú đánh chí mạng cho các trận hải chiến trên biển. Ngược lại ngư lôi được sử dụng rộng rãi của Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ haingư lôi Mark 15 nhỏ hơn nhiều. Loại 93 được phóng trên các ông phóng 61 cm gắn vào bong tàu của tàu khu trụctàu tuần dương. Tàu khu trục Nhật (từ lớp Fubuki trở đi),không giống như khu trục của các nước khác, có hộp sắt bảo vệ rãnh phóng có khả năng chống các loại đạn trái phá và các ống nạp lại ngư lôi. Trong khi gần như tất cả các tàu tuần dương của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản dược trang bị ngư lôi oxy thì với Hoa Kỳ không có tuần dương hạm hạng nặng nào được trang bị ngư lôi chỉ có tàu tuần dương hạng nhẹ lớp Atlanta mới được trang bị các chúng.

Những trận hải chiến đầu tiên bắt đầu khoảng 1942-1943, các tàu khu trụctàu tuần dương hạng nhẹ quân Đồng Minh vốn được trang bị rất nhiều súng. Các tàu chiến của Hoa Kỳ, ÚcNew Zealand thì nghĩ các tàu của Nhật Bản chỉ có thể phóng ngư lôi trong phạm vi 10 km (5,4 hải lý) trở xuống khi mang phạm vi tiêu chuẩn của ngư lôi mà mình đang sử dụng ra làm thước đo. Rất nhiều tàu chiến của quân Đồng Minh bị trúng ngư lôi trong phạm vi xa đến nỗi các hoa tiêu của họ nghĩ rằng các ngư lôi này được bắn ra từ các tàu ngầm vì không thấy được bất kỳ tàu nổi nào xung quanh phạm vi 10.000 m vốn là giới hạn tầm bắn của các tháp pháo lớn của tàu chiến. Một số ít các ngư lôi sau khi vượt ra khỏi phạm vi hoạt động của mình thì trôi nổi một cách tự do và vô tình đánh chìm một số tàu của quân Đồng Minh khiến họ nghĩ là mình vừa bị vướng thủy lôi. Các khả năng của loại 93 đã không được quân Đồng Minh đánh giá đúng mức cho đến khi một quả được vớt lên năm 1943.

Ngư lôi Type 97 có đường kính 450 mm là mẩu thiết kế dùng cho tàu ngầm loại nhỏ tương tự như loại 93 nhưng không được thành công lắm, và sau đó dược thay bằng ngư lôi Type 91. Ngư lôi Type 95 cũng có thiết kế tương tự với Type 93 nhưng có đường kính 533 mm) được sử dụng bởi một số ít tàu ngầm của Hải quân Hoàng gia Nhật Bản thì lại gần như thành công tuyệt đối.

Việc sử dụng ngư lôi oxy tuyệt đối không được có bất kỳ sơ suất gì. Nó rất dễ bị kích nổ và có sức nổ vượt qua tất cả những loại ngư lôi sử dụng khí nén lúc đó. Với một đầu đạn mạnh và cả một thùng nhiên liệu cực mạnh nó thường hay đánh đắm hoặc làm hư hỏng rất nặng các tàu khu trụctàu tuần dương mang nó. Cũng như việc tấn công bằng máy bay của Hoa Kỳ nhằm vào các tàu của Nhật Bản trở nên thường xuyên, các thuyền trưởng của các tàu bị tấn công có hai quyết định một là vứt bỏ các ngư lôi để tránh chúng phát nổ, hai là cố gắng giữ chúng để sử dụng sau này. Một số ngư lôi bị vứt bỏ được vớt lên bởi tàu của quân Đồng Minh vốn có ý định mang chúng đi nghiên cứu nhưng do không biết cách xử lý chúng hay vô tình kích hoạt nhiên liệu cũng như việc lưu trữ không đảm bảo an toàn nên một số tàu chiến của họ đã bị đánh chìm hoặc hư hại nặng từ bên trong.

Lấy ví dụ với chiếc tuần dương hạm hạng nặng Chikuma đã quyết định vứt bỏ ngư lôi oxy của nó trước khi bị bỏ bom bởi các máy bay của Hải quân Hoa Kỳ trong trận hải chiến ở quần đảo Santa Cruz. Và trong trận hải chiến nổi tiếng ngoài khơi Samar (phía Đông Philippines) tàu hộ tống khu trục hạm Samuel B. Roberts của Hải quân Hoa Kỳ đã nhắm bắn khẩu pháo 127 mm của mình vào chiếc tuần dương hạm hạng nặng Chokai đã kích nổ ngư lôi trên chiến hạm đó làm vô hiệu hóa bánh lái và động cơ cũng như khiến nó như bị chìm vào ngày hôm sau.